Cao Cà Gai Leo Yên Thủy

Cung cấp bởi: HỢP TÁC XÃ NÔNG - LÂM NGHIỆP BẢO HIỆU
Giá niêm yết: Liên hệ

QR code

Sản phẩm Cao Cà Gai Leo

GIỚI THIỆU VỀ THẢO DƯỢC CÀ GAI LEO

Cà gai leo là thảo dược chữa bệnh dân gian từ xưa còn có tên gọi khác là: Cà gai dây, cà quýnh, cà vạnh, cà lù, gai cườm.

Tên khoa học của Cây Cà gai leo là Solanum hainanense Hance Solanaceae.

Cây cà gai leo có tác dụng rất mạnh trong bảo vệ gan, tái tạo tế bào gan và đã trải qua nghiên cứu kỹ lưỡng được các nhà khoa học Việt Nam và Thế Giới đánh giá rất cao.

Những năm đầu của Thế kỷ 20, Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai và Phó Giáo Sư – Tiến sĩ Phạm Kim Mãn nghiên cứu trong đề tài cấp Quốc gia.

Về khả năng giải độc gan Cà gai leo được đánh giá tốt nhất hiện nay. Trong cây cà gai leo có chứa chất Glycoalcaloid, chất này có tác dụng ức chế sự nhân bản và làm âm tính Virus Viêm gan B. Bên cạnh đó, Cà gai leo còn có tác dụng giải rượu, giải độc gan mạnh mẽ.

Nơi sống và cách thu hái cây cà gai leo:

Cây cà gai leo khi còn non

Ngày xưa cây Cà gai leo mọc hoang khắp mọi nơi, từ vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng ven biển. Các tỉnh có nhiều là Hòa Bình, Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi,…

Hiện nay, tại một số tỉnh Hòa Bình, Quảng Ngãi đã tiến hành trồng cây cà gai leo theo tiêu chuẩn GACP – WHO (Trồng trọt và thu hái và chế biến dược liệu)

GACP-WHO: KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT !

GACP được viết đầy đủ là “Good Agricultural and Collection Practices”, nghĩa là “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái”.

GACP-WHO là các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO)

GACP có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nguồn nguyên liệu làm thuốc đạt các tiêu chuẩn. Mỗi quy trình có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có những tiêu chuẩn riêng cho từng loài cây thuốc cụ thể. Nó phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, điều kiện sinh thái, nguồn giống, đất trồng, biện pháp canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, vận chuyển, xử lý sau thu hoạch đến cách đóng gói và bảo quản dược liệu trong kho

Cây Cà gai leo có thể thu hái rễ và cành lá quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô. Có thể dùng để nấu cao nước, cao mềm hay cao khô để dễ sử dụng hàng ngày.

Mô tả về cây cà gai leo:

Cây nhỏ, sống nhiều năm, mọc leo hay bò dài. Thân cây cà gai leo hóa gỗ, nhẵn, phân nhiều cành. Cành phủ lông hình sao và có rất nhiều gai màu vàng. Lá mọc so le, hình bầu dục thuôn, xẻ thùy không đề, mặt trên lá có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao màu trắng. Cụm hoa hình xim ở nách lá (gồm 2-5-7-9) hoa màu tím nhạt. Quả của cây cà gai leo hình cầu, mọng, khi chính thì màu đỏ. Hạt hình thận dẹt, màu vàng. Ra hoa tháng 4-5, quả chín vào tháng 7-9.

Bộ phận của cây cà gai leo có thể dùng làm thuốc:

Rễ và cành lá – Radix et Ramuslus Solani.

Thành phần hóa học:

Toàn cây, nhất là rễ cây cà gai leo có chứa Saponin Steroid và các Alcaloid Solasodin, Solasodinon. Còn có Diosgenin và các Flavonoid.

Tính vị và Tác dụng:

Cà gai leo có tính ẩm, hơi có độc. Có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu. 

Khởi nguồn nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh Viêm gan virut B mãn tính của Cà gai leo?

Theo thống kê, cả nước có từ 8.000 đến 10.000 người mắc Viêm gan B và C mãn tính mỗi năm. Đáng chú ý là quá trình điều trị bệnh khá phức tạp và kéo dài. Nhiều gia đình bởi vì không đủ tiền mua thuốc chữa bệnh mà để người thân ra đi một cách đáng tiếc. Theo Hội Gan mật Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 40 trường hợp phát hiện nhiễm Viêm gan C, cao gấp đôi năm trước và có xu hướng ngày càng tăng. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh này.

Hiện nay, một số thuốc được đánh giá có hiệu lực trong điều trị như là Interferon, Ribavirin… Nhưng giá thành quá cao (Trên dưới 200 triệu đồng, mỗi tuần tiêm 1 lần, kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm) trong khi kết quả chỉ đạt khoảng 30-60%. Những trường hợp Viêm gan B kèm theo Viêm gan C, D… thì việc điều trị càng khó khăn hơn. Thời gian điều trị kéo dài hàng năm với chi phí tăng gấp nhiều lần.

Theo TS Đinh Quý Lan – Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, hiện ngành Y tế mới chỉ tập trung vào dự phòng và khám sàng lọc, cùng với đẩy mạnh tiêm chủng vacxin dự phòng. Song phương pháp này mang lại hiệu quả không cao.

Một trong những thảo dược được các nhà khoa học thuộc Viện dược liệu Trung ương đặc biệt quan tâm nghiên cứu là cây thảo dược Cà gai leo. Trong đó, đề tài cấp nhà nước mã số KHCN 11-05 nghiên cứu về tác dụng chống viêm, ức chế sự nhân lên của Virut, ức chế sự phát triển của xơ gan từ hoạt chất chiết xuất từ cây cà gai leo. Cây cà gai leo cũng đã được dân gian sử dụng để trị các chứng bệnh cảm cúm, ho gà, dị ứng, đau lưng, nhức xương, thấp khớp, rắn cắn từ xa xưa.

Tác dụng nổi bật của cây cà gai leo là ở bộ rễ, ngậm rễ cây cà gai leo sau khi uống rượu có tác dụng chống say, giải rượu rất tốt. Chính từ tác dụng độc đáo này mà Cây cà gai leo đã được Viện Dược liệu Trung ương suy nghĩ đến khả năng giải độc. Từ đó mà nghiên cứu sâu để ứng dụng trong điều trị bệnh gan.

HỢP TÁC XÃ NÔNG – LÂM NGHIỆP BẢO HIỆU

HTX Nông – Lập Nghiệp Bảo Hiệu được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 25.7J000232 ngày 11/01/2016.

Địa chỉ ĐKKD: Xóm Đầm – Xã Bảo Hiệu – Huyện Yên Thuỷ – Hòa Bình

Địa chỉ trụ sở: Km482, đường Hồ Chí Minh, xóm Hợp Thành, xã Bảo Hiệu, Yên Thủy, Hòa Bình

Đại diện pháp luật: Giám Đốc Bùi Quý Hợi

HTX Nông – Lâm Nghiệp Bảo Hiệu là đơn vị sở hữu vùng trồng nguyên liệu Cà Gai Leo theo tiêu chuẩn GACP –  WHO. Cung ứng nguyên liệu chất lượng để chiết xuất ra sản phẩm Cao Cà Gai Leo Yên Thủy.

Sản phẩm: Cao Cà Gai Leo Yên Thủy

  • Năm 2015, huyện Yên Thủy – tỉnh Hòa Bình phát triển vùng trồng nguyên liệu cà gai leo theo tiêu chuẩn (GACP) khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
  • Ngày 20 tháng 04 năm 2017 chính thức công bố Phiếu kiểm nghiệm chất lượng của Cao Cà Gai leo Yên Thủy.

 


Nhận xét của người sử dụng

Thông tin công ty
Tên công ty:HỢP TÁC XÃ NÔNG - LÂM NGHIỆP BẢO HIỆU
Địa chỉ:Xóm Đầm, Xã Bảo Hiệu, Huyện Yên Thuỷ, Hòa Bình
Lĩnh vực:Nông nghiệp
Website:

Cùng Doanh nghiệp