Hiện nay phường Thái Bình và xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình là những địa phương có thế mạnh về phát triển nuôi thả cá lồng vùng lòng hồ Sông Đà. Trong những năm gần đây, các hộ nuôi cá lồng đã lựa chọn đa dạng các đối tượng như: Trắm, Chép, Lăng Đen, Lăng Vàng, Rô phi Diêu hồng vv... cho hiệu quả kinh tế cao. Riêng đối với tổ Vôi, phường Thái Bình, có tới gần 70 hộ tham gia nuôi cá lồng, trung bình mỗi hộ nuôi từ 3 đến 4 lồng cá, có hộ nuôi nhiều tới 20 lồng. Hầu hết các hộ sau khi thu hoạch cá theo vụ đều có lãi. Thức ăn cho cá chủ yếu là cỏ, củ sắn,…
Mô hình nuôi cá của các hộ nuôi thủy sản đạt hiệu quả tốt là nhờ các hộ đã nắm vững kỹ thuật, tạo ra nguồn thức ăn hợp lý. Người nuôi đã biết cách kết hợp hài hòa giữa yếu tố kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh, thức ăn và con giống trong chăn nuôi. Hiện nay, trên địa bàn thành phố mô hình nuôi thủy sản với các đối tượng nuôi khác nhau, trong đó có nhiều hộ gia đình đang đi sâu vào nuôi cá, Rô phi, Diêu hồng. Còn đối với nuôi các đối tượng truyền thống như cá trắm cỏ vùng lòng hồ sông Đà có thể tận dụng các diện tích vườn đồi, bãi hoang để trồng cỏ, các sản phẩm nông nghiệp như lá các loại rau, củ… giúp giảm rất nhiều chi phí trong chăn nuôi thủy sản.
Theo số liệu thống kê đến nay, số lượng lồng cá nuôi của phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình trên vùng hồ sông Đà khoảng gần 700 lồng. Chính vì vậy, mô hình nuôi đa dạng các loại cá thâm canh hoặc bán thâm canh là một lựa chọn phù hợp với điều kiện nuôi thủy sản tận dụng phụ phẩm nông nghiệp mà vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trung bình mỗi lồng cá nuôi 1 năm, sau khi trừ chi phí giống, thức ăn thu được khoản 40 triệu động. Có thể nói phát triển nuôi cá ở vùng lòng hồ sông Đà nói chúng địa bàn thành phố Hòa Bình nói riêng đã và đang đem lại hiệu quả tích cực góp phần cung cấp thực phẩm tươi sống cho thị trường, đồng thời tăng thu nhập cải thiện đời sống cho bà con nông dân.
Xuân Huy ( TTVH TT và truyền thông thông thành phố Hòa Bình)